Dị ứng da hay da dị ứng có phải là một vấn đề không. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý về da này nhé.
1. Nguyên nhân gây dị ứng da
Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng phát sinh do histamin được sản xuất quá mức trong quá trình tiêu diệt dị nguyên khiến cơ thể bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài.
Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bùng phát hiện tượng dị ứng:
- Khói thuốc, bụi bặm, nấm mốc: Những người phải làm việc nơi khói bụi hoặc đi đường mà không che chắn có nguy cơ bị dị ứng da.
- Lông động vật, phấn hoa, hóa chất: Đây là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất.
- Thuốc tây, thuốc bôi ngoài da: Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm có thể gây bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Mỹ phẩm: Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng, kem trộn hay những sản phẩm mỹ phẩm hết hạn sử dụng. Chúng là tác nhân gây dị ứng da khiến nhiều chị em “khốn khổ”.
- Sự thay đổi đột ngột thời tiết: Thường xảy ra khi giao mùa từ nóng sang lạnh.
- Dị ứng thức ăn: Là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến mà không cần điều trị. Có khoảng 30% các trường hợp dị ứng với thức ăn gây ngứa ngáy, nổi mề đay và mẩn đỏ trên da.
- Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng với dị nguyên nào thì con cái có khả năng dị ứng dị nguyên đó cao hơn.
- Dị ứng do cơ địa: Cơ địa chiếm đến 80% khả năng dị ứng với bất kỳ nguyên nhân nào đó ở mỗi người. Đặc biệt là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng bị dị ứng hơn so với người có cơ địa khỏe mạnh bình thường.
- Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa hoặc dung môi,...
Người bệnh thường không nhận thấy dấu hiệu dị ứng ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên, tuy nhiên lâu dần sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Tức là cơ thể đã ghi nhớ sau lần đầu tiếp xúc dị nguyên. Khi đó, những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
2. Dấu hiệu nhận biết sớm
Dưới đây là những triệu chứng xuất hiện khi bị dị ứng da, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất, các cơ sở bệnh viện Da liễu uy tín để được tư vấn:
- Da sưng đỏ, phù nề, ngứa: Các mao mạch bị giãn nở dưới tác động của các histamin. Lúc này, trên da bắt đầu có những nốt nhỏ li ti, da sần sùi và khô ráp hơn. Một số trường hợp bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là khi về đêm.
- Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa: Đa số người bị dị ứng da nhận thấy nổi nhiều mẩn đỏ, đôi khi có màu nhợt hơn so với các vùng da xung quanh. Chúng gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện nhiều ở khu vực da tay, da chân. Một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người.
- Da bị khô, bong tróc: Dị ứng có thể khiến da bị mất nước, gây khô và bong vảy trắng.
- Da bị chảy dịch: Khi ngứa người bệnh có xu hướng cào gãi. Chính vì điều này khiến cho một số nốt mẩn đỏ có dịch bên trong bị vỡ, chảy ra ngoài.
- Cảm giác vùng bị dị ứng da châm chích, nóng ran.
3. Phương pháp điều trị Tây y
Hiện nay, có nhiều cách chữa dị ứng da mặt được liệt kê trong phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn. Ở những bệnh nhân bị dị ứng nhẹ có thể áp dụng điều trị không dùng thuốc bằng cách loại trừ nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc tại nhà. Nếu như triệu chứng dị ứng mạnh và tái phát nhiều lần, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ Da liễu và điều trị tại bệnh viện để được hướng dẫn sử dụng thuốc cho phù hợp.
Xem thêm các bài viết khác tại: https://zemaspa.com.vn/